DANH MỤC SẢN PHẨM

Bật mí cách trồng ớt chuông trong chậu cho quả giòn ngọt | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 3 13/07/2021
Nội dung bài viết

Bật mí cách trồng ớt chuông trong chậu cho quả giòn ngọt

 

Đã gọi là ớt nhưng không hề cay, đã thế mà lại còn vô cùng ngon ngọt thì chỉ có thể là ớt chuông. Nếu bạn yêu thích loại ớt này, hãy cùng với Nông nghiệp phố bắt tay ngay vào việc tìm hiểu cách trồng ớt chuông ngay tại nhà của mình để có thể thỏa thích tận hưởng nào!

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

1. Ớt chuông là loại cây như thế nào?

 

Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt có tên tiếng Anh là Bell Pepper, thuộc loài Capsicum Annuum bắt nguồn từ Mexico, Trung Mỹ, và phía Bắc Nam Mỹ. Tuy nhiên hiện nay ớt được trồng phổ biến khắp thế giới với mục đích ẩm thực và Châu Á là nơi loài cây này rất phát triển vào những năm gần đây.

 

Đây là loại cây hàng năm, từ một gốc có thể phát triển thành bụi cây nhỏ gọn thẳng và đặc biệt là tương đối cao lớn hơn các loại ớt thông thường, một cây ớt chuông khi trưởng thành có thể đạt chiều cao tối đa tới 4m. Lá ớt chuông màu xanh hình mũi mác, có lông ở thân và trên bề mặt của lá.

 

Hoa có màu trắng, nhị vàng hoặc xanh lục, có 5-7 cánh hoa, còn quả thì được hình thành từ một bông hoa duy nhất phát triển trong góc giữa lá và thân cây. Tuy cùng là ớt nhưng ớt chuông không giống với các thành viên khác trong họ, chúng có hình dạng giống quả chuông, thịt dày và giòn hơn rất nhiều.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Không những vậy, ớt chuông có một độ cay vô cùng đặc biệt là rất thấp và hầu như không cay. Chính vì vậy thay vì để làm gia vị như ớt hiểm, ớt xiêm, ớt sừng… thì người ta thường dùng nó như một loại rau củ để chế biến món ăn.

 

2. Công dụng của ớt chuông

 

Ớt chuông là một loại thực phẩm rất phổ biến và được chị em nội trợ vô cùng yêu thích bởi nó không chỉ ngon mà nó còn là rất giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Thành phần chủ yếu của ớt chuông là Carb nguyên nhân tạo ra vị ngọt của ớt chuông chín.

 

Đồng thời chúng còn chứa các chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo, nước, Kali, Folate…  Đặc biệt là một nguồn vitamin vô cùng lớn và dồi dào như Citamin B6 Pyridoxine, vitamin K1, vitamin E, vitamin A…

 

a. Phòng chống thiếu máu

 

Công dụng đầu tiên vô cùng quan trọng không thể không kể đến mà ớt chuông đem lại chính là phòng chống bệnh thiếu máu. Có thể bạn chưa biết một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là do thiếu sắt, các triệu chứng chính của bệnh là suy nhược và mệt mỏi.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Trong khi đó, ớt chuông đỏ không chỉ là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào mà chúng còn đặc biệt giàu vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thụ sắt từ ruột của bạn. Trên thực tế, một quả ớt đỏ cỡ vừa có thể chứa 169% RDI cho vitamin C. 

 

Do đó, khi bạn ăn ớt chuông sống cùng với thực phẩm giàu chất sắt như thịt hoặc rau bina thì bạn đã có thể giúp tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể và giảm nguy cơ thiếu máu.

 

b. Tăng cường thể lực mắt, giúp mắt sáng, khỏe

 

Các loại suy giảm thị lực phổ biến nhất hiện nay bao gồm thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, nguyên nhân chính của chúng là do lão hóa và nhiễm trùng. Tuy nhiên, dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các bệnh này.

 

Trong khi đó, Lutein và Zeaxanthin – carotenoid được tìm thấy với lượng tương đối cao trong ớt chuông có thể cải thiện sức khỏe của mắt khi được tiêu thụ với lượng vừa đủ. Trên thực tế, chúng bảo vệ võng mạc của bạn – bức tường bên trong nhạy cảm với ánh sáng của mắt – khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.

 

Vì vậy, hãy thêm ớt chuông vào chế độ ăn uống của bạn để có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm thị lực, góp phần cho đôi mắt của mình và gia đình ngày càng khỏe mạnh.

 

c. Ớt chuông phòng chống ung thư

 

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, có một loại chất chống oxy hóa được gọi là lycopene tồn tại trong ớt chuông đỏ. Nó là một loại carotenoid giúp chống lại các gốc tự do có được từ việc tiếp xúc với chất độc tự nhiên môi trường.

 

Vì vậy, sử dụng ớt chuông vào thực đơn ăn uống của bạn sẽ giúp cung cấp cho cơ thể của bạn một lượng lớn Lycopene cũng có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Ngoài các công dụng trên thì việc dùng ớt chuông cũng có rất nhiều tác dụng khác mà bạn không ngờ tới như làm đẹp tóc và da, có tác dụng tốt lên hệ thần kinh, giúp giảm lo âu…

 

3. Cách trồng ớt chuông vô cùng đơn giản cho người mới bắt đầu

 

a. Thời vụ

 

Đối với ớt chuông thì ta có thể trồng vào 2 vụ chính là đông xuân và hè thu. Tuy nhiên muốn cây đạt năng suất cao và ít sâu bệnh hại thì đông xuân chính là một mùa vụ vô cùng lí tưởng.

 

b. Chuẩn bị đất

 

Đối với ớt chuông thì bạn nên chọn đất tơi xốp, đặc biệt là phải khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Bạn có thể phối trộn đất theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.

 

Sau khi trộn giá thể trồng bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Tricoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

 

Trong trường hợp bạn quá bận rộn thì có một giải pháp vô cùng tuyệt vời để tiết kiệm thời gian và công sức của bạn đó chính là bao đất sạch hữu cơ chuyên rau củ quả Sfram đã được phối trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Đồng thời nếu nhà bạn ở phố và bạn chỉ có thể trồng rau trên sân thượng hay bạn công thì bạn cần phải chuẩn bị thùng xốp hoặc chậu trồng có kích thước lớn, đường kính tầm 50cm độ sâu khoảng 50cm như chậu vuông cỡ đại, chậu Aquaponics chuyên trồng rau củ quả, cây ăn trái hiện đang phổ biến hiện nay… tuy nhiên phải là chậu có lỗ để cây có thể thoát nước tốt tránh ngập úng.

 

Sau đó cho tất cả chỗ đất đã chuẩn bị vào trong chậu, chú ý là không cho quá đầy để khi trồng đất không bị đổ ra ngoài và chúng ta cũng dễ dàng chăm sóc hơn.

 

c. Chuẩn bị giống

 

Để có thể sở hữu một chậu ớt chuông vô cùng xanh tốt, trĩu quả thì ngoài các thao tác trồng và chăm sóc thì công việc chọn giống cũng vô cùng quan trọng. Ông bà ta thường nói “Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống”, hạt giống chính là linh hồn để tạo nên thành quả của bạn.

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống ớt chuông với nhiều màu sắc quả khác nhau, tùy theo sở thích và điều kiện mà bạn có thể lựa chọn hạt giống phù hợp. Tuy nhiên bạn nên chọn mua ở cửa hàng uy tín để đảm bảo chọn được hạt giống có chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao.

 

Ngoài ra bạn cũng có thể lấy hạt từ quả đã mua ngoài chợ, chú ý phải chọn những quả đã chin chuyển màu sang đỏ hay vàng, mập mạp, khỏe, hạt chắc mẩy. Tuy nhiên với cách làm này thì tỉ lệ nãy mầm của hạt tương đối thấp và chất lượng cây khi mọc cũng không được đảm bảo.

 

d. Tiến hành trồng

 

Sau khi đã chọn được hạt giống ưng ý thì bạn đem hạt giống đi ngâm từ 8 – 12 giờ. Để kích thích hạt giống ra rễ nhanh và đồng đều thì bạn có thể pha thêm các loại phân bón kích thích mọc mầm như Atonik, Comcat, Litosen... 

 

Sau đó vớt ra rửa sạch đem ủ trong khăn ẩm 12 giờ và phải luôn giữ độ ẩm cho khăn, khi thấy hạt có dầu hiệu nảy mầm thì đem gieo ngay.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

 

Giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể ươm giống Sfarm, giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun… Sau đó bạn cho giá thể vào khay ươm hạt đã chuẩn bị, đặt hạt vào giữa các lỗ rồi phủ nhẹ lại bằng giá thể ươm.

 

Khi cây lên cao 10-15 cm, thân đã khá cứng cáp thì đem trồng ra đất trồng đã chuẩn bị. Cuối cùng bạn tưới nước giữ ẩm rồi đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

 

4. Chăm sóc ớt chuông trồng chậu cho quả giòn ngọt

 

a. Nhiệt độ, ánh sáng

 

Ớt chuông là cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển của cây ớt là 25 – 28 °C. Tuy nhiên nhiệt độ không nên quá cao, vì như thế sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây.

 

Cây ớt cần nhiều ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng nhất là thời kỳ ra hoa thì sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả. Vì vậy, khi trồng ớt chuông trong chậu bạn nên đặt chúng nơi ở một vị trí mà nhận được ít nhất 6 giờ nắng hàng ngày và tránh những cơn gió mạnh vì thân ớt rất yếu, dễ đỗ ngã.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

b. Chế độ nước

 

Tưới nước một cách thích hợp là yếu tố then chốt để cây ớt chuông phát triển mạnh. Vì ớt chuông ngọt không thể chịu được nhiệt độ quá cao, nên việc tưới nước thích hợp để ngăn ngừa bệnh là điều cần thiết. Do đó, lúc mới trồng để tránh cây bị héo do mất nước bạn nên tưới bạn cần bổ sung nước cho cây 2 lần/ ngày cho cây hàng ngày, đặc biệt là vào sáng sớm và chiều tối để ngăn chặn sự bốc hơi nước.

 

Khi cây đã sinh trưởng phát triển mạnh thì bạn chỉ cần tưới 1 lần/ ngày. Tuy nhiên cần lưu ý không nên tưới cây quá đẫm lúc quá tối vì đó là điều kiện giúp nấm bệnh gây hại sinh sôi.

 

c. Hàm lượng dinh dưỡng

 

Sau khi trồng 10-15 ngày thì cây bắt đầu bước vào thời sinh trưởng nên trong giai đoạn này bạn cần bổ sung lượng phân bón hữu cơ như phân bò, phân gà, trùn quế, phân hữu cơ đậm đặc Bounce Back

 

Đồng thời, bạn kết hợp sử dụng các loại phân bón lá như đạm cá, Org Hum, Seasol, MK 501, phân bánh dầu nước, rong biển Seawweed... định kỳ 15-20 ngày/ lần.

 

Bón thúc lần 1

 

Sau khi trồng khoảng 1 tháng khi cây ra lá mới, chồi ngọn phát triển, bạn cần bổ sung thêm các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao như 30-9-9, 20-20-15… để cây có điều phát triển thân cành rễ.

 

Tiến hành pha 100 gam phân cho 3 lít nước và tưới đều cách gốc 20cm, cách 1 tháng bón 1 lần. Đặc biệt sau khi bón phân thì bạn phải nhớ tưới lại kĩ bằng nước sạch.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Bón thúc lần 2

 

Ớt là cây trồng cần phân bón kali để hình thành quả, nếu thiếu kali, quả ớt sẽ không rắn, chắc và không đạt độ bóng đẹp. Do đó, sau trồng khoảng 45-50 ngày khi cây phát triển đầy đủ thân cành ta nên bón các loại phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao để cây chuẩn bị bước vào thời kì ra hoa cho quả. Pha loãng 100gam NPK 15-5-20 cho 3lít nước và tưới cho cây.

 

Bên cạnh đó khi cây chuẩn bị ra hoa ta có thể bổ sung hàm lượng phân bón lá Amino Quelant 05 để kích thích hạt phấn phát triển, kéo dài thời gian sống của hạt phấn, tăng khả năng thụ phấn, khắc phục hiệu quả của sự rụng bông, rụng trái non.

 

Pha 3 thìa cà phê cho 10 lít nước tưới đều cho cây, cách 7-10 ngày /lần đến khi quả to bằng ngón tay út thì ngưng.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Đồng thời để ngăn ngừa bệnh thối đầu hoa, nguyên nhân chủ yếu là thiếu chất dinh dưỡng canxi bạn có thể bổ sung cho cây ớt nhà mình một lượng vỏ trứng gà đã qua xử lý. Đó là một cách hữu cơ, dễ dàng giúp cho hoa ớt khắc phục tình trạng trên thông qua đó cung cấp cho cây trồng của bạn một lượng dinh dưỡng bổ sung.

 

d. Làm giàn

 

Không giống như những loại ớt cay thông thường, ớt chuông sinh trưởng mạnh có chiều cao và kích thướt trái tương đối lớn. Vì vậy, sau 45 – 50 ngày trồng cần phải làm giàn giúp cây không đổ ngã, chăm sóc dễ dàng, cây ít nhiễm bệnh, thời gian thu trái dài. Cách đơn giản nhất cho việc làm giàn cho cây ớt trồng chậu là bạn đóng một cây cọc nhỏ sau đó nhẹ nhàng dùng dây buộc thân cây ớt vào.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

e. Thụ phấn

 

Cây ớt là loại cây tự thụ phấn, do đó bạn không cần phải quan tâm đến thụ phấn nhưng để có được thành quả tốt hơn và cải thiện năng suất, bạn có thể nhẹ nhàng lắc khi cây đang nở rộ, khi đó những hạt phấn sẽ được tung xuống dễ dàng tiếp xúc với đầu nhụy mà bạn không cần phải trực tiếp đi thụ từng hoa một.

 

f. Sâu bệnh hại

 

Bệnh héo rũ cây con

 

Bệnh này do một số nấm như Rhizoctonia solani, Pythium spp, Fusarium gây ra. Nấm tấn công làm cây con chết rũ ngang gốc thân hoặc phần tiếp giáp giữa gốc và mặt giá thể. 

 

Để phòng ngừa bệnh héo rũ cây con, sau khi trồng bạn cần rải một lớp nấm đối kháng Trichoderma hoặc chế phẩm vi sinh Bio - B trên bề mặt đất trồng.

Khi bệnh xuất hiện, bạn cần phải nhanh chóng cắt bỏ những lá bị bệnh, đem chậu cây được đặt nơi thoáng đãng, không nên tưới vườn ươm quá ẩm, đồng thời phòng trừ bằng các loại thuốc trừ nấm bệnh như Antracol, Ridomil Gold, Aliette….

 

Bệnh thán thư trái

 

Đây là một loại bệnh gây hại phổ biến nhất trên cây ớt, do nấm Collectotrichum spp. gây ra. Bệnh này gây hại chủ yếu trên quả, thỉnh thoảng xuất hiện trên lá, cuống quả và thân cây. Vết bệnh lúc đầu sẽ có hình những đóm tròn màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lớn lên có màu nâu, trên đó có các đường vân vòng đồng tâm và lan dần từng mảng lớn.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Nếu bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau hóa khô gây rụng trái. Vì vẫn là do nấm bệnh gây nên nên cách tốt nhất để phòng trừ bệnh này là bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh.

 

Bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen, nhện đỏ

 

Các loại côn trùng này chuyên tập trung phá hại lá non, đọt non, bông, trái non bằng cách hút nhựa làm lá quăn queo. Để phòng ngừa, bạn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như GE gừng tỏi ớt, dịch tỏi, Neem Chito, Bio - B… định kỳ 10-15 ngày/ lần.

 

Đặc biệt là bạn có thể sử dụng dầu khoáng SK Enspray 99 EC pha sẵn là dung dịch trừ sâu hữu cơ có thể sử dụng được ngay mà không cần pha nước chuyên đặc trị rầy, rệp, nhện, bọ trĩ, bọ xít... Đây là dung dịch trừ sâu hữu cơ nên không độc hại, không có mùi hôi, hoàn toàn an toàn và hiệu quả.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Nếu như bạn chăm sóc ớt chuông cẩn thận thì chỉ sau 70-80 ngày sau khi trồng là bạn có thể bắt đầu thu hoạch những quả ớt chuông giòn ngọt đầu tiên rồi đấy, có thể tùy theo mục đích sử dụng hoặc sở thích mà bạn có thể thu hoạch khi ớt còn xanh hoạc khi vừa chín tới. Nhưng chú ý quả phải được thu lúc thật già để tận hưởng đầy đủ vị ngon của ớt nhé!

 

5. Bạn nên sử dụng ớt chuông màu nào là tốt nhất?

 

Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu ớt chuông xanh và ớt đỏ đến từ các loại cây khác nhau chưa? Chà, chúng thực sự là cùng một loại tiêu chỉ đơn giản là ở các giai đoạn chín khác nhau. Khi còn non, chúng có màu xanh lục, nhưng nếu bạn để chúng trưởng thành trên cây đủ lâu, cuối cùng chúng sẽ đạt độ chín nhất định và sở hữu nhiều màu sắc khác nhau từ vàng, đỏ tươi, đỏ đậm…

 

Cả ớt chuông đỏ và xanh đều có chứa nhiều axit para coumaric, đặc biệt rất giàu các chất chống oxy hóa và vitamin C. Nhưng so với ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ hay vàng khi chín thì có nhiều vitamin và dưỡng chất hơn. Lượng carotene, giống như lycopene, trong ớt chuông đỏ cao gấp 9 lần. Không những vậy, ớt chuông đỏ còn chứa gấp đôi lượng vitamin C so với ớt chuông xanh.

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Do đó nếu muốn cơ thể hấp thu một lương dinh dưỡng dồi dào từ việc ăn ớt chuông thì bạn nên chọn loại ớt chuông đỏ hay vàng thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

 

6. Món ngon với ớt chuông

 

Thịt bò xào ớt chuông

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Ớt chuông nhồi thịt nướng

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

Gỏi ớt chuông

 

cach-trong-ot-chuong-trong-chau

 

⫸ Xem thêm: cách trồng đu đủ lùn trong thùng xốp tại nhà cực kì dễ mà ai cũng làm được

 

⫸ Xem thêm: cách trồng cây chanh dây trên sân thượng

 

⫸ Xem thêm: cách trồng dưa lưới tại nhà cực kì dễ mà ai cũng làm được

 

Hi vọng qua bài viết này bạn đã có thể nắm vững cách trồng ớt chuông tại nhà, chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có thể trồng ngay một chậu ớt chuông rồi. Còn chần chờ gì nữa mà không cùng bắt tay vào trồng ớt chuông cùng Nông nghiệp phố đi nào.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết