Cách trồng và chăm sóc cây chanh đào hiệu quả, năng suất cao
Tung Lam
Th 2 30/12/2024
Nội dung bài viết
Cây chanh đào không chỉ là một trong những loại cây trồng quen thuộc ở Việt Nam mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng Nông Nghiệp Phố khám phá cách trồng cây chanh đào ngay để có vườn cây sai quả, bổ dưỡng cho gia đình.
Kỹ thuật trồng cây canh đào đơn giản
Thời vụ trồng cây chanh đào
Chanh đào thích hợp trồng vào các mùa khác nhau ở các vùng miền khác nhau:
Miền Nam: Thời gian trồng thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch, khi điều kiện thời tiết ổn định và cây dễ phát triển.
Miền Bắc: Thời điểm trồng tốt nhất là vào tháng 2-3 hoặc tháng 9-10, tránh trồng trong mùa đông hoặc mùa hè quá nóng.
Chọn giống cây chanh đào
Khi chọn giống chanh đào, ưu tiên các cây giống sinh trưởng tốt, chiều cao từ 50-70cm, không bị bệnh và có đường kính bầu ít nhất là 15cm. Cây giống có thể được nhân giống bằng hạt, tuy nhiên, cách tốt nhất là trồng bằng giống ghép hoặc chiết để đảm bảo cây có chất lượng tốt, sức sống mạnh mẽ.
Chọn giống chanh đào chất lượng tốt đảm bảo cây sức sống mạnh mẽ.
Chuẩn bị đất trồng cây chanh đào
Cây chanh đào phát triển tốt nhất trên những vùng đất đồi, đất đỏ, đất sạch có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt. Độ pH đất lý tưởng cho chanh đào là từ 5,5-7. Nếu trồng ở vùng đất xấu, cần phải cải tạo đất bằng cách làm luống cao 20-30cm. Đặc biệt, cần tránh trồng ở đất bị nhiễm mặn vì cây sẽ không phát triển tốt. Khi trồng, có thể đắp mô hoặc luống cao để đảm bảo rễ cây không bị ngập úng.
Cách trồng cây chanh đào sai quả
Mật độ trồng chanh đào lý tưởng là 3x4m (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m), nếu đất kém chất lượng có thể trồng theo khoảng cách 4x5m. Hố trồng cần có kích thước 60x60x50cm đối với đất tốt và 80x80x60cm đối với đất xấu. Trước khi trồng, hãy bón lót cho cây khoảng 20-30kg phân hữu cơ hoai mục (phân trùn quế, phân bò mụn dừa, xơ dừa, trấu hun) và 1kg super lân để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.
Bón phân và chăm sóc đất
Trong năm đầu tiên, nên bón phân hữu cơ cho cây, mỗi lần từ 1,5-2kg/cây để thúc đẩy sự phát triển của cây. Khi cây bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh, tức là khi cây đã cho trái ổn định, bạn có thể sử dụng 2-3kg phân cho mỗi cây và bón 3-4 lần/năm vào các thời điểm: trước khi cây trổ hoa, sau khi đậu trái và trong giai đoạn nuôi trái phát triển.
Ngoài ra, trong năm đầu có thể trồng xen canh với các cây rau hoặc cây ăn quả khác như đậu, lạc, ổi để tạo nguồn phân xanh tự nhiên cho đất, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo cây phát triển bền vững.
Tạo khô hạn giúp cây ra hoa đồng loạt
Chanh đào thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện thiếu nước. Vì vậy, vào mùa khô, bạn có thể áp dụng phương pháp “xiết nước” để cây ra hoa đồng loạt. Điều này giúp cây đồng đều trong việc ra hoa, đồng thời tạo ra mùa vụ thu hoạch ổn định.
Tạo tán và tỉa cành cho cây chanh đào
Để cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao, việc tạo tán và tỉa cành là rất quan trọng. Khi cây đạt chiều cao khoảng 50-60cm từ mắt ghép, bạn nên bấm ngọn để các mầm ngủ phát triển. Chỉ giữ lại 3-5 cành chính phát triển theo các hướng đều đặn, giúp cây có tán tròn đều và cân đối. Việc này sẽ giúp cây dễ chăm sóc, thu hoạch thuận lợi và hạn chế sâu bệnh.
Chăm sóc cây chanh đào đúng cách để cây phát triển khỏe mạnh
Phòng trừ sâu bệnh cho cây chanh đào
Cây chanh đào có thể gặp phải một số loại sâu bệnh gây hại. Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ hiệu quả:
Sâu vẽ bùa: Phun thuốc trừ sâu sinh học Tasieu vào mỗi đợt cây có lộc non dài 1-2 cm để phòng ngừa sâu vẽ bùa.
Sâu đục thân, đục cành: Phun Thuốc trừ sâu Vibam 5gr, các loài sâu này xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần phát hiện sớm vết đục và dùng dây thép nhỏ luồn vào để bắt sâu non. Sau thu hoạch, bạn có thể quét vôi vào gốc để diệt trứng.
Nhện đỏ, nhện trắng: Phun thuốc Pesieu 500SC hoặc chế phẩm sinh học Neem Chito dạng nước, giúp phòng ngừa nhện đỏ và nhện trắng.
Cây chanh đào bị sâu bệnh
Câu hỏi liên quan cách trồng cây chanh đào?
Chanh đào trị bệnh gì?
Chanh đào có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Nhờ vào các thành phần tự nhiên như tinh dầu trong vỏ và hạt, chanh đào giúp trị ho, giảm đau họng, hạ sốt, và hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả. Phần ruột của chanh đào chứa nhiều axit ascorbic, vitamin C, A, B1, B2, giúp giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, cải thiện hệ miễn dịch, và hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy, chanh đào ngâm mật ong trở thành một phương thuốc tự nhiên rất được ưa chuộng.
Cây chanh đào chứa nhiều vitamin C, A, B1, B2 tốt cho sức khỏe
Chanh đào trồng bao lâu có trái?
Cây chanh đào thường bắt đầu cho trái sau khoảng 1 năm trồng. Trái chanh đào có vỏ mỏng, khi chín thường có màu xanh nhạt ngả vàng hoặc hồng nhẹ. Chanh đào nổi bật với mùi thơm ngát và lớp ruột hồng đào bắt mắt, không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn có nhiều công dụng có ích cho sức khỏe.
Cây chanh đào được trồng ở đâu?
Cây chanh đào được trồng ở nhiều nơi, nhưng phổ biến nhất là tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, và Hòa Bình. Đặc biệt, chanh đào trồng tại Cao Phong (Hòa Bình) nổi tiếng với chất lượng vượt trội nhờ điều kiện đặc thù của khu vực này, từ địa lý đến địa hình, tạo ra những trái chanh đào ngon và có giá trị cao.
Chanh đào là quả gì?
Chanh đào là một loài chanh đặc biệt, có cây khỏe mạnh với lá lớn và sai quả. Quả chanh đào to, vỏ mỏng, mọng nước, và có mùi thơm hấp dẫn. Nhờ những đặc điểm này, chanh đào được người tiêu dùng ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt trong các món ăn, đồ uống và làm gia vị.
Chanh đào được ưa chuộng vì có nhiều công dụng trong y học
Cây chanh đào là một loài cây ăn quả được yêu thích, với quả thơm ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Để trồng cây chanh đào đạt hiệu quả, cần chú ý đến cách chọn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.
Hãy theo dõi Nông Nghiệp Phố để tìm hiểu cách trồng cây chanh đào và các loại cây khác, với sản phẩm chất lượng giúp khu vườn của bạn luôn xanh tươi, đầy sức sống!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://nongnghieppho.vn/
Hotline: 086 5399 086
Zalo: https://zalo.me/