Cách bón phân NPK cho cây cảnh giúp cây luôn xanh tốt
Huyền Trân
Th 4 02/04/2025
Nội dung bài viết
Cách bón phân NPK cho cây cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây. Nếu bón đúng, cây sẽ xanh tốt, ngược lại, bón sai có thể khiến cây suy yếu. Trong bài viết này, Nông Nghiệp Phố sẽ hướng dẫn bạn cách bón NPK hiệu quả để cây hấp thụ và phát triển tốt.
Phân bón NPK là gì? Vì sao cây cảnh cần bón phân NPK?
Phân bón NPK là loại phân vô cơ phổ biến nhất hiện nay, cung cấp ba dưỡng chất chính cần thiết cho sự phát triển của cây trồng: đạm (N), lân (P) và kali (K). Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cây cảnh sinh trưởng khỏe mạnh, ra hoa đều và tăng cường sức đề kháng.
Công dụng của phân NPK theo ba nguyên tố dinh dưỡng chính:
Đạm (N): Giúp cây phát triển thân, lá, tạo màu xanh tươi và thúc đẩy quá trình quang hợp.
Lân (P): Hỗ trợ cây ra rễ mạnh, kích thích ra hoa và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Kali (K): Giúp cây cứng cáp, nâng cao sức đề kháng và cải thiện chất lượng hoa, lá.
Tùy theo nhu cầu của từng loại cây và giai đoạn sinh trưởng, phân NPK được sản xuất với tỷ lệ N-P-K khác nhau để tối ưu hiệu quả sử dụng.
Ba nguyên tốt dinh dưỡng chính trong phân NPK
Lợi ích của phân NPK đối với cây cảnh
Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, giúp cây sinh trưởng tốt.
Kích thích ra hoa, kéo dài thời gian hoa tươi.
Tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh và tác động xấu từ môi trường.
Hỗ trợ bộ rễ phát triển, giúp cây hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Nhờ những lợi ích trên, phân NPK là lựa chọn quan trọng trong việc chăm sóc cây cảnh, giúp cây luôn tươi tốt và phát triển bền vững.
Các loại phân NPK phù hợp cho cây cảnh
Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, cây cảnh cần được cung cấp phân bón với tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau để phát triển toàn diện. Dưới đây là một số loại phân NPK tại Nông Nghiệp Phố mà bạn có thể tham khảo:
Phân bón đầu trâu NPK 15-15-15: Phân bón này có tỷ lệ cân bằng, thích hợp cho hầu hết các loại cây cảnh trong giai đoạn sinh trưởng chung, giúp cây phát triển đồng đều về rễ, thân và lá.
Phân bón đầu trâu NPK 16-16-8+TE: Loại phân này có tỷ lệ cân bằng giữa đạm và lân, giúp cây phát triển mạnh trong giai đoạn phát triển ban đầu. Phù hợp cho các cây cảnh đang cần nền tảng dinh dưỡng vững chắc.
Phân bón NPK Phú Mỹ 20-20-15+TE: Phân bón này cung cấp lượng dinh dưỡng cao cho cây cảnh trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của lá và thân.
Phân NPK Micro Green 16-31-16: Với tỷ lệ dinh dưỡng đặc biệt, phân này cung cấp hàm lượng Phốt pho cao, giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ và tăng cường khả năng ra hoa, tạo mầm hoa khỏe mạnh.
Một số loại phân bón NPK tại Nông Nghiệp Phố
Lưu ý quan trọng khi bón phân NPK là cần tuân thủ các nguyên tắc như bón đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các nguyên tắc bón phân NPK cho cây cảnh đúng cách
4 ĐÚNG khi bón phân NPK
Đúng thời điểm
Mỗi giai đoạn phát triển, cây cảnh sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Vào mùa xuân và hè, cây sinh trưởng mạnh, cần bón phân thường xuyên hơn, khoảng 1-2 tuần/lần.
Khi sang thu, tốc độ phát triển chậm lại, nên giãn tần suất xuống 2-3 tuần/lần.
Mùa đông, cây bước vào trạng thái nghỉ, việc bón phân cần hạn chế để tránh làm cây suy yếu.
Thời điểm bón phân trong ngày cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ. Tốt nhất nên bón vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, khi nhiệt độ không quá cao, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm tình trạng bay hơi phân bón.
Đúng chủng loại
Mỗi thành phần trong phân NPK có vai trò riêng và cần được lựa chọn phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Đạm (N) kích thích cây phát triển cành lá, phù hợp khi cây đang tăng trưởng mạnh.
Lân (P) thúc đẩy bộ rễ phát triển, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cây con hoặc khi mới trồng lại.Kali (K) giúp hoa nở đẹp, màu sắc rực rỡ, tăng sức đề kháng, nên được bổ sung khi cây vào giai đoạn ra hoa.
Chọn đúng loại phân bón có hàm lượng N-P-K phù hợp sẽ tránh lãng phí và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cây.
Đúng liều lượng
Đối với cây cảnh có cành lá, bạn chỉ cần bón phân NPK với liều lượng vừa đủ để duy trì vẻ đẹp tự nhiên của cây. Việc bón quá nhiều phân có thể làm cây mất đi hình dáng và dẫn đến sự mất cân đối dinh dưỡng.
Đối với cây cảnh ra hoa, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, nhưng không có nghĩa là cần phải bón phân nhiều hơn. Khi cây ra hoa, bạn nên pha loãng phân NPK với nước hoặc bón dưới dạng phun sương qua lá. Phương pháp này giúp cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình ra hoa mà không làm cây bị quá tải.
Đúng tỷ lệ
Mỗi loại phân NPK có tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau, cần tính toán phù hợp với từng loại cây và kích thước chậu trồng. Nếu bón quá nhiều một thành phần, cây có thể phát triển mất cân đối, ví dụ như lá xanh tốt nhưng ít hoa hoặc rễ yếu.
Để đảm bảo hiệu quả, nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của từng loại phân và điều chỉnh theo nhu cầu thực tế của cây cảnh.
4 KHÔNG cần tránh khi bón phân NPK
Không bón phân khi cây đang yếu hoặc mới trồng
Cây cảnh mới trồng hoặc đang suy yếu do sâu bệnh thì bộ rễ còn yếu, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. Hãy chờ cây phục hồi, phát triển rễ ổn định rồi mới bắt đầu bón phân từ từ với liều lượng nhỏ.
Không bón phân vào lúc trời nắng gắt hoặc mưa lớn
Thời tiết quá nóng khiến phân bón bốc hơi nhanh,ngược lại, nếu bón vào lúc trời mưa lớn, phân có thể bị rửa trôi trước khi cây kịp hấp thụ. Tốt nhất, nên bón phân vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để cây hấp thụ tối đa.
Không bón quá liều lượng
Bón nhiều phân làm cây bị sốc, hoặc phát triển mất cân đối. Đặc biệt, cây cảnh trong chậu có lượng đất ít nên bón quá nhiều phân sẽ khiến cây bị ngộ độc. Luôn tuân thủ liều lượng khuyến nghị và quan sát phản ứng của cây để điều chỉnh phù hợp.
Không bón phân khi đất quá khô hoặc quá ẩm
Trước khi bón phân, nên kiểm tra độ ẩm của đất, tốt nhất là tưới nhẹ để đất đủ ẩm nhưng không quá ướt, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.
3 KỴ khi bón phân NPK
Kỵ bón phân đặc
Bón phân với nồng độ quá cao sẽ gây ra tình trạng cháy rễ, làm giảm khả năng hấp thụ nước và dưỡng chất của cây. Vì vậy, luôn pha loãng phân theo đúng tỷ lệ khuyến nghị và tránh bón phân trực tiếp với lượng quá lớn.
Kỵ bón phân khi đất quá nóng
Khi nhiệt độ đất quá cao, phân bón sẽ bị phân hủy nhanh, làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Từ đó làm giảm hiệu quả bón phân và gây cây thiếu hụt dưỡng chất, khiến chúng dễ bị suy yếu.
Kỵ để phân tiếp xúc trực tiếp với rễ
Khi bón phân, đặc biệt là phân NPK, không nên để phân tiếp xúc trực tiếp với rễ cây, vì điều này có thể làm tổn thương rễ. Thay vào đó, hãy trộn phân đều với đất hoặc tưới nước ngay sau khi bón để phân hòa tan và cây có thể hấp thụ dần dần mà không bị sốc.
Hướng dẫn chi tiết cách bón phân NPK cho cây cảnh
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về ba cách bón phân NPK phổ biến cho cây cảnh mà bạn có thể áp dụng.
Bón phân NPK vào đất
Bón phân vào đất là phương pháp cơ bản và phổ biến nhất, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng từ từ. Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước sau:
Tạo lỗ nhỏ quanh gốc cây: Dùng công cụ để tạo vài lỗ nhỏ trên đất xung quanh gốc cây hoặc trong chậu cây cảnh.
Rải phân vào các lỗ: Cho phân NPK vào các lỗ đã tạo, đảm bảo phân phân bố đều xung quanh gốc cây.
Phủ đất lên phân: Sau khi rải phân, phủ đất lên để phân hòa vào đất và cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.
Tưới nước ngay sau khi bón: Tưới nước ngay lập tức để phân hòa tan vào đất, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.
Lưu ý chỉ bón một lượng phân vừa đủ để tránh dư thừa, đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh.
Bón phân NPK trên bề mặt
Phương pháp bón phân này đơn giản và tiết kiệm thời gian. Bạn chỉ cần rải phân lên bề mặt đất xung quanh cây. Sau đó, tưới nước đều để phân dễ dàng hòa tan và cây hấp thụ dần dần.
Đây là cách làm lý tưởng khi bạn không muốn đào xới đất và làm ảnh hưởng đến hệ rễ của cây. Tuy nhiên, cần chú ý không để phân dày quá, vì có thể gây cháy rễ nếu bón quá nhiều.
Bón phân NPK phun lá
Bón phân phun qua lá là một phương pháp hữu hiệu khi cây cần bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng, đặc biệt là trong giai đoạn cây thiếu chất hoặc đang ra hoa, đâm chồi. Để thực hiện phương pháp này:
Pha phân NPK theo tỷ lệ khuyến nghị trên bao bì, thường là pha loãng với nước.
Sử dụng bình xịt phun sương đều lên các lá cây, đặc biệt là mặt dưới lá, nơi cây có thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun vào giờ cao điểm khi trời nóng vì phân sẽ dễ bị bay hơi và giảm hiệu quả.
Các phương pháp bón phân NPK
Cả ba phương pháp này đều có những ưu điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và loại cây mà bạn chọn phương pháp bón phân phù hợp.
Câu hỏi thường gặp về cách bón phân NPK cho cây cảnh
Mua phân bón NPK ở đâu?
Bạn có thể mua phân NPK tại các cửa hàng chuyên bán vật tư nông nghiệp, các cửa hàng cây cảnh hoặc các trang web bán phân bón uy tín như Nông Nghiệp Phố.
Cây cảnh nên bón NPK bao nhiêu lần trong tháng?
Thông thường, vào mùa xuân và hè, bạn có thể bón phân NPK mỗi 1-2 tuần. Mùa thu và đông, khi cây phát triển chậm hơn, bạn có thể giảm tần suất xuống còn 2-3 tuần/lần.
Có thể trộn NPK với phân hữu cơ không?
Có thể trộn NPK với phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và liều lượng, vì mỗi loại phân có thành phần và tác dụng khác nhau.
Tại sao bón phân NPK mà cây vẫn không phát triển tốt?
Nếu bón phân NPK nhưng cây vẫn không phát triển tốt, có thể do một số nguyên nhân như: phân bón không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây, tần suất bón không hợp lý, hoặc điều kiện môi trường (như thiếu ánh sáng, độ ẩm thấp) không hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Có nên bón NPK cho cây cảnh trong nhà không?
Có. Cây cảnh trong nhà vẫn cần dinh dưỡng để phát triển, và phân NPK có thể giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.
Phân NPK có ảnh hưởng đến môi trường không?
Lạm dụng hoặc bón quá liều có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm đất bị chua, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và các hệ sinh thái xung quanh.
Cách bón phân NPK cho cây cảnh đúng cách sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ, xanh tươi và ra hoa đều đặn. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo các sản phẩm phân NPK tại Nông Nghiệp Phố cùng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân bò để cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://nongnghieppho.vn/
Hotline: 086 5399 086
Zalo: https://zalo.me/