DANH MỤC SẢN PHẨM

Các loại hoa lan là thuốc quí hiếm ở xung quanh ta | Nông Nghiệp Phố

Phạm Nhẫn
Th 7 31/08/2019
Nội dung bài viết

Hãy tìm kiếm xem trong vườn lan nhà bạn có những loại lan vừa để ngắm cảnh, thư giản vừa là bài thuốc dân gian gần gũi mà đôi khi chúng ta bị lãng quên. Hãy cùng Nông Nghiệp Phố theo dõi bài viết các loại hoa lan là thuốc quí hiếm ở xung quanh ta tìm hiểu chúng là những loạn lan nào nhé.

Các loại hoa lan là thuốc quí hiếm ở xung quanh ta

1. Đuôi cáo hay Ngọc điểm đuôi cáo

 

cac-loai-lan-lan-thuoc-qui-hiem-xung-quanh-ta

 

Chồi thân dạng ống mọc thẳng đứng, 3-10 cm, đường kính 1-2 cm, bọc trong lớp mỏng. Lá không cuống, thuôn dài, đỉnh chia 2 thùy không đều, hiến lá dai. Hoa nhiều mọc dầy đặc, không thơm. Cánh đai và cánh hoa màu trắng có những đốm hồng hay tím nhạt, cánh môi màu hồng-tím, đỉnh trắng. Quả nang hình trứng 2.5 x 1.3 cm. Mọc trên thân cây tại vùng ven rừng hay nơi rừng trống ở cao độ 300-1500 m. Gặp tại Đông-Nam Quế Châu, Vân Nam, Bhutan, Cambodia, Ấn, Indonesia, Lào, Mã Lai, Phi, Thái, Việt Nam.

 

Tại Ấn Độ: Rể giả nát nhào thành bánh trị kiết lỵ và tiêu chảy. Toàn cây dùng làm thuốc mát, trị suyễn, lao, trẻ em kinh phong, sạn thận và điều hòa kinh nguyệt. Lá giả sắc trị phong thấp Dân vùng Nagaland giả lá, lấy nước cốt đắp trị những bệnh ngoài da khác nhau kể cả những vết thương do ngã, đứt da.

 

2. Lan kim tuyến hay còn gọi là lan gấm

 

cac-loai-lan-la-thuoc-qui-o-xung-quanh-ta

 

Lan gấm có thân mềm mọng nước, có nhiều đốt màu đỏ hay tím hồng. Thân phần dưới mọc bò sát đất, từ các mấu rễ mọc ra bám chặt vào đá. Thân phần trên mọc đứng, cao 15-25cm, hơi có lông. Từ phần thân già thường mọc ra những chồi nhánh, bò lan sát mặt đất. Đoạn thân cắt rời, nếu được tiếp xúc với mặt đất, có khả năng tái sinh thành cây mới. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 4-7cm, rộng 2,5 - 3cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, cuống lá dài có bẹ ở gốc. Lá óng ánh, có vân trắng hình mạng rất rõ. Mặt trên có màu xanh lục hay nâu tía. Mặt dưới màu hồng tím. Lá và thân có màu tía hay đỏ nâu giúp cây vẫn có thể quang hợp ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài 3-8cm, có lông dày đặc. Lá bắc màu nâu vàng. Hoa màu trắng. Lá đài lưng dính với cánh hoa thàng mũ có 3 răng

 

Loại hoa này cực kì quý và đang nằm trong danh sách thực vật tuyệt chủng. Hoa lan gấm này có thể dùng trong các bài thuốc trị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, đau bụng, sốt cao, phòng ngừa ung thư

 

3. Hoa ngọc Lan

 

cac-loai-lan-la-thuoc-qui-o-xung-quanh-ta

 

- HoaThu hái khi mới chớm nở, dùng tươi hoặc phơi sấy nhẹ cho khô. Dược liệu có vị đắng, cay, tính ấm dùng chữa ho, viêm mũi, xoang, hoa ngọc lan dùng làm thuốc phải là loại mới chớm nở, dùng tươi hoặc sấy nhẹ cho khô.

 

- : Dùng chữa viêm phế quản mãn tính ở người già. Ngoài ra, lá ngọc lan (bánh tẻ) rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt sưng tấy.

 

- Vỏ thân câyLấy vỏ thân cây cạo lớp vỏ mỏng bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc tẩm giấm sao vàng. Lấy 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa sốt, kinh nguyệt không đều, đại tiện khó.

 

- Nụ hoa là bộ phận chính được lấy để làm thuốc của hoa ngọc lan, mọi người phải thu hái nụ hoa từ sớm khi hoa chưa nở sau đó phơi trong bóng râm cho khô và bảo quản dùng dần.

 

-  Hoa ngọc lan không chỉ kết hợp với các vị thuốc khác mà còn để hãm trà uống rất tốt. Hoặc dùng làm bài thuốc chữa viêm xoang: Hoa ngọc lan sao khô, tán bột để cho người bệnh hít hoặc ngửi ngày 3 lần

 

4. Lan kiếm

 

cac-loai-lan-la-thuoc-qui-o-xung-quanh-ta

 

Thân cây phình ra rộng khoảng3-5cm. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân, mép lá thường có ánh tím. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra. cây Kiếm Tiên Vũ  tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều. Lá cây bắt đầu ra từ khi nảy mầm và nằm trên thân.Thường bẹ lá sẽ ôm trọn cả thân. Cổ lá dạng hình chữ V đến khi dài thì xòe ngang và thường ngả sang 2 bên. Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác

 

Tất cả các bộ phận của cây hoa đều được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh

 

Lá cây được sử dụng là thuốc lợi tiểu, hoa lan tốt cho mắt và thường được nấu làm nước vệ sinh mắt, rễ lan thường kết hợp cùng các vị thuốc khác để trị ho, bổ phổi

 

5. Lan Phi Điệp

 

cac-loai-lan-la-thuoc-qui-o-xung-quanh-ta

 

Loài lan này còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như: phi điệp, hoàng thảo đùi gà, huỳnh thảo… Y học cổ truyền lại gọi lan phi diệp với tên thuốc là kẹp thảo hay thạch hộc.

 

Lan phi điệp có thể dùng để trị các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, nóng trong, đau họng, sốt, bệnh xương khớp và đặc biệt tốt cho nam giới trong việc nâng cao sinh lực

 

ĐỌC THÊM

Thế nào là lan công nghiệp?

Những bí mật về các loài lan vô giá

Cách trồng lan từ a-z cho người mới bắt đầu

 

Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về Các loại hoa lan là thuốc quí hiếm ở xung quanh ta. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết