DANH MỤC SẢN PHẨM

Bệnh héo úa và cách phòng trị đơn giản | Nông nghiệp phố

Phạm Nhẫn
Th 5 05/09/2019
Nội dung bài viết

Cây lan khi bị bệnh sẽ chết từ từ và có dấu hiệu héo rũ, tàn úa, lá teo tóp làm bạn hoang mang. Đó là dấu hiệu của bệnh héo úa hay còn gọi là bệnh chết chậm. Cùng Nông Nghiệp Phố tham khảo bài viết để biết các dấu hiệu bệnh héo úa và cách phòng trị nhé!

 

benh-heo-ua-va-cach-phong-tri-don-gian

 

1. Nguyên nhân gây bệnh héo úa

Do nấm Fusarium oxysporum schlecht gây ra, nấm gây bệnh làm cây lan sẽ từ từ héo rũ, tàn úa, lá nhăn nheo teo tóp dấu hiệu như bị thiếu nước.

 

Nấm nằm trong các mạch gỗ của cây (xylem vận chuyển nước và các chất vô cơ hòa tan trong đó từ rễ đi lên các lá) và mạch rây (Libe (phloem) vận chuyển các chất hữu cơ hòa tan đi khắp thân cây) của cây lan.

 

Chúng sẽ đi theo các dòng chảy dinh dưỡng này và nước trong rễ, thân và lá cây lan.

 

Nấm này lây vào cho cây lan khác qua đường rễ và qua dụng cụ cắt tỉa rễ không vệ sinh không vô trùng.

 

benh-heo-ua-va-cach-phong-tri-don-gian

 

2. Triệu chứng bệnh héo úa (chết chậm)

Khi cây bị nấm xâm nhập, cây lan sẽ từ từ héo rũ, tàn úa, lá dần nhăn nheo teo tóp như triệu chứng thiếu nước.

 

Nếu bạn chẻ dọc thân cây lan hoặc giả hành ra, thấy những đường như sợi chỉ hoặc các vệt màu tím hay hồng.

 

Nếu cây bị bệnh nặng thì từ từ rễ lan thành màu tím. Phần bên ngoài của thân và giả hành khi cắt ngang thấy một vòng màu tím xung quanh lõi cây.

 

Lá sẽ có những vệt, vài vết lõm trũng xuống, dần dần sẽ tạo thành các vệt lõm trũng màu vàng. Các lá già trở lên sần sùi và lá non thì chuyển sang màu đỏ (hoặc đỏ cam, đỏ hơi tía).

 

Cây lan khi bị bệnh sẽ chết rất từ từ, sau khoảng 3-9 tuần hua kéo dài cả năm. Nên bệnh còn được gọi là bệnh chết chậm.

 

benh-heo-ua-va-cach-phong-tri-don-gian

 

3. Cách phòng bệnh héo úa (chết chậm)

Những cây bị bệnh và hư hết bộ mạch dẫn và rễ thì bạn nên đem tiêu hủy nhanh chóng.

 

Nấm này phát triển khi giá thể trồng bị mục, quá ướt không có sự thoát nước hoặc nhiệt độ môi trường lạnh.

 

Sau vài tháng bạn phải tưới rửa giá thể trồng với nhiều nước hoặc ngâm cả chậu lan trong thùng nước sạch để làm tan bớt muối và hạn chế nấm bệnh.

 

 

benh-heo-ua-va-cach-phong-tri-don-gian

 

4. Thuốc đặc trị bệnh héo úa

Có thể dùng thuốc Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl) hay thuốc Daconil 75WP hoặc Daconil 500SC (Hoạt chất Chlorothalonil).

 

Nên pha chung với thuốc có hoạt chất Carbendazim để trị bệnh triệt để và phổ tác dụng phòng bệnh rộng hơn.

 

Bạn cũng có thể hòa một chậu thuốc sau đó ngâm cả giò lan vào 5 - 10 phút mới được. Theo nguyên tắc là bệnh bắt đầu từ đâu thì phải giải quyết từ chỗ đó.

 

Khi trồng cây lan, bạn ngâm toàn bộ giá thể vào dung dịch Physan trong 30 phút để diệt sên, kiến, gián và các nấm hồng, nấm trắng, nấm xanh, nấm mốc vàng, vi khuẩn và vi rút.

 

Khi thấy dấu hiệu của bệnh bạn cần có các biện pháp để trị bệnh và chủ động phòng ngừa bệnh héo úa (bệnh chết chậm) để vườn lan không bi thiệt hại nhiều nhé.

 

Xem thêm: Bệnh Thán Thư trên lan, cách nhận biết và phòng trừ

Xem thêm: Nguyên nhân lan chậm ra rễ và cách xử lý

 

Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về hoa lan , giúp bạn có thể nhận biết Bệnh héo úa và cách phòng trị đơn giản. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết