Quy trình 6 bước bảo dưỡng cây xanh cảnh quan, công trình đúng chuẩn
Hoang Thao
Th 2 14/10/2024
Nội dung bài viết
Cây xanh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Để giữ cho cây luôn xanh tốt và phát triển khỏe mạnh, người dân cần thường xuyên bảo dưỡng cây xanh. Hãy cùng Nông Nghiệp Phố khám phá quy trình 6 bước bảo dưỡng cây xanh cảnh quan và công trình đúng chuẩn, bao gồm tưới nước, bón phân, cắt tỉa, kiểm soát sâu bệnh và xử lý cỏ dại, giúp cây phát triển bền vững ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt.
Bước 1: Tưới nước cho cây thường xuyên
Tưới nước là bước đầu tiên và cũng là bước bắt buộc trong việc bảo dưỡng cây xanh. Khi cây được tưới nước đúng cách, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ, xanh tươi và có khả năng chống lại sâu bệnh tốt hơn.
Tưới nước cho cây để nuôi dưỡng sức sống và mang lại màu xanh cho cuộc sống
Để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc tưới nước, người chăm sóc cần chú ý đến các yếu tố như thời gian, phương pháp và tần suất tưới:
Thời gian tưới: Nên tưới vào buổi sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc buổi chiều (sau 4 giờ) để giảm thiểu sự bay hơi của nước. Thời điểm tưới này giúp cây dễ dàng hấp thụ nước mà không bị mất nước quá nhanh.
Phương pháp và tần suất tưới: Ở những khu vực nắng nóng, bạn nên tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Đối với những cây mới trồng, việc tưới nước 2 lần/ngày là rất cần thiết. Sau khi đã quen với điều kiện sống mới (khoảng 1 tháng) bạn có thể giảm tần suất tưới 1 lần/ngày mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây.
Một số lưu ý khi tưới nước cho cây xanh:
Không tưới nước vào buổi trưa: Trong những ngày nắng gắt, không nên tưới nước vào buổi trưa vì nước sẽ bốc hơi nhanh chóng, gây lãng phí và không tốt cho cây.
Không tưới từng ít mỗi ngày: Hạn chế tưới kiểu phun nước từng ít một hàng ngày, vì điều này có thể khiến rễ cây phát triển nông, chỉ hút nước bề mặt và làm cây phụ thuộc vào nước.
Điều chỉnh lượng nước tưới: Cần điều chỉnh lượng nước tưới cho từng khu vực dựa trên độ sâu của hệ rễ, phù hợp với các loại cây như thảm cỏ, cây bụi và cây lớn.
Tưới cho cây bóng mát: Đối với các cây bóng mát, cần tưới vào thân, gốc và ngọn để giảm nhiệt độ và hạn chế mất nước.
Chăm sóc thảm cỏ sau khi cắt tỉa: Sau khi cắt tỉa, phần đất sẽ bị trống và nước sẽ thoát nhanh hơn, vì vậy cần tưới nhiều nước để duy trì độ ẩm.
Bước 2: Bón phân đầy đủ, định kỳ
Bón phân là một trong những biện pháp bảo dưỡng cây xanh thiết yếu để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc bón phân, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Giai đoạn đầu sau trồng (3-5 ngày): Ngay sau khi trồng, cần phải bón phân Lân, phân DAP hoặc phân Đạm. Những loại phân này không chỉ cung cấp dinh dưỡng thiết yếu mà còn kích thích rễ cây phát triển mạnh mẽ, giúp cây dễ dàng thích nghi với môi trường mới.
Giai đoạn sau khoảng 30-35 ngày: Tiến hành bón phân đợt tiếp theo và duy trì thói quen bón mỗi tháng để đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng. Tùy vào loại đất và nhu cầu của cây, có thể sử dụng các loại phân như NPK, DAP, URE hoặc phân vi sinh để đạt hiệu quả tối ưu.
Liều lượng bón phân: Liều lượng lý tưởng để bón là từ 20-30 mg/m², tương đương với khoảng 10-15 kg cho 500 m². Rải phân một cách đều tay và thật mỏng quanh gốc cây, điều này giúp phân dễ dàng hòa tan và cây dễ hấp thụ.
Tưới nước sau bón: Sau khi rải phân, cần tưới nước thật đẫm. Nước sẽ giúp phân tan ra và hòa quyện vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi tình trạng cây sau khi bón phân và điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
Bước 3: Lưu ý cắt tỉa cây bóng mát, thảm cỏ và cây bụi
Để cây xanh phát triển khỏe mạnh và duy trì hình dáng lý tưởng, cắt tỉa cây là một phần thiết yếu trong quy trình chăm sóc bảo dưỡng cây xanh.
Cắt tỉa cây xanh giữ cho cảnh quan luôn tươi đẹp và khỏe mạnh
Tùy thuộc vào loại cây, tần suất và phương pháp cắt tỉa sẽ khác nhau:
Cây đại thụ và cây bóng mát: Cắt tỉa từ 1 đến 2 lần mỗi năm. Thời điểm lý tưởng để thực hiện là trước và sau mùa mưa, giúp cây loại bỏ những cành yếu và tạo không gian cho sự phát triển mới.
Cây hoa bụi và cây bụi: Cắt tỉa từ 3 đến 4 lần mỗi năm, tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng và thời gian ra hoa. Việc cắt tỉa kịp thời không chỉ giữ cho cây luôn rực rỡ mà còn kích thích ra nhiều chồi mới
Thảm cỏ: Đối với thảm cỏ, cắt tỉa định kỳ 2-3 tháng/lần là hợp lý. Tuy nhiên, lưu ý không cắt quá sát để tránh làm hư hại rễ. Để thảm cỏ phát triển nhanh và đồng đều cần bổ sung thêm phân hữu cơ sau khi cắt.
Bước 4: Kiểm soát sâu bệnh
Cây xanh phát triển khỏe mạnh và bền vững thì việc kiểm soát sâu bệnh là một phương án chăm sóc cây xanh không thể thiếu. Để kiểm soát sâu bệnh tốt, cần theo dõi thường xuyên bằng cách kiểm tra cây hàng tuần để phát hiện sớm các dấu hiệu như lá vàng, héo úa hoặc vết đốm.
Sử dụng các biện pháp sinh học để xử lý các triệu chứng sâu bệnh. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng thuốc phòng trừ sâu. Khi đó, hãy đảm bảo sử dụng đúng cách, tuân thủ liều lượng và thời gian cách ly để bảo vệ sức khỏe cho cây và môi trường.
Bước 5: Xử lý cỏ dại
Cỏ dại là yếu tố không thể tránh khỏi khi chúng ta trồng cây xanh cảnh quan và công trình. Việc xử lý cỏ dại không chỉ giúp duy trì vẻ đẹp cảnh quan mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cây trồng và môi trường xung quanh.
Một số phương pháp xử lý cỏ dại hiệu quả:
Nhổ cỏ thủ công: Phù hợp cho khu vực nhỏ, nhổ tận gốc để ngăn cỏ mọc lại.
Sử dụng màn che: Chỉ áp dụng cho diện tích vừa và nhỏ, Không phù hợp áp dụng trong canh tác các loại cây trồng lâu năm.
Diệt cỏ dại tận gốc bằng máy cắt cỏ
Sử dụng thuốc hóa học
Diệt cỏ dại bằng phân bón Ure và Kali: Hòa tan phân ure, phân kali và nước theo tỷ lệ 1:1:10 để được một dung dịch phân bón dạng lỏng.
Ngoài ra, NNP còn cung cấp thêm 8 cách tự nhiên để tiêu diệt cỏ dại để bảo vệ cây xanh một cách tự nhiên và không làm ô nhiễm môi trường.
Bước 6: Chăm sóc cây xanh đặc biệt vào mùa đông hoặc thời tiết khắc nghiệt
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cây cần được chăm sóc đặc biệt bằng các biện pháp bảo dưỡng cây xanh để duy trì sức khỏe.
Tưới nước hợp lý: Tưới vào buổi sáng sớm, tránh tưới khi trời quá lạnh để cây không bị sốc nhiệt.
Che phủ gốc cây: Dùng mùn, lá khô để giữ ấm cho rễ và duy trì độ ẩm đất.
Bảo vệ cây non: Che phủ cây non hoặc di chuyển cây trong chậu vào nơi có mái che để tránh sương giá.
Cắt tỉa hợp lý: Loại bỏ những cành yếu hoặc chết để cây tập trung năng lượng vào phần khỏe mạnh.
Nông Nghiệp Phố cho bạn 6 bước trong quy trình bảo dưỡng cây xanh cảnh quan, công trình đúng chuẩn, giúp cây phát triển khỏe mạnh, bền vững và duy trì vẻ đẹp lâu dài.
Nếu còn thắc mắc về việc bảo dưỡng cây xanh, hãy liên hệ ngay với Nông Nghiệp Phố theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://nongnghieppho.vn/
Hotline: 086 5399 086