Một số bệnh hại trên cây mai vàng và cách phòng trừ bệnh
Tung Lam
Th 4 27/11/2024
Nội dung bài viết
Bệnh hại trên cây mai vàng như đốm lá, vàng lá không chỉ làm cây suy yếu mà còn mất vẻ đẹp. Điều này khiến người trồng không khỏi lo lắng. Nông Nghiệp Phố mang đến giải pháp hiệu quả, giúp cây mai luôn khỏe mạnh, tươi tốt và rực rỡ.
Cây mai bị vàng lá
Cây mai bị vàng lá là một bệnh khá phổ biến ở cây mai vàng, cây có thể bị vàng lá ở nhiều giai đoạn sinh trưởng, và do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp.
Cây mai vàng và triệu chứng vàng lá
Cây mai bị vàng lá do thiếu nước
Nếu cây mai không được tưới nước đầy đủ, lá già sẽ rụng trước và cây sẽ bị héo. Khi thiếu nước nghiêm trọng, toàn bộ lá sẽ vàng và rụng. Thiếu nước cũng khiến cây không hấp thụ được dinh dưỡng, ngay cả khi đã bón phân đầy đủ.
Cách phòng trừ: Bạn cần tưới nước đều đặn, nhất là vào mùa khô. Sử dụng phân trùn quế định kỳ cũng giúp duy trì độ ẩm và giảm công chăm sóc. Phân trùn quế có khả năng ngậm nước gấp 9 lần thể tích của nó, giúp giữ ẩm và cung cấp nước cho cây mà không gây úng.
Cây mai bị vàng lá do thiếu hụt dinh dưỡng
Khi cây mai bị thiếu hụt dinh dưỡng, cây mai sẽ bị vàng và rụng lá già sớm ở phía dưới hoặc vàng toàn bộ lá. Các lá non sắp trưởng thành sẽ có màu xanh nhạt, nhưng trên cây không có hiện tượng của sâu bệnh phá hại.
Lúc này, bạn cần bổ sung ngay dinh dưỡng cho cây mai, bạn nên chọn những loại phân hữu cơ, phân bón lá với nồng độ thấp để cây phục hồi dần. Bạn có thể sử dụng dịch trùn quế, đạm cá Fish Emulsion, kết hợp cùng phân trùn quế Sfarm.
Bên cạnh đó, mai vàng trồng chậu rất dễ thiếu vi lượng, lá cây vàng và nhỏ dần, đâm chồi rất yếu. Có thể bổ sung vi lượng cho mai vàng tốt nhất là phân trùn quế, giúp hệ rễ mai khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh tấn công.
Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho cây mai, ngăn vàng lá, thiếu chất
Cây mai bị vàng lá do dư nước
Khi bị dư nước, bộ rễ bị úng do vậy bộ lá cũng bị vàng, nếu kéo dài sẽ làm chết cây. Đối với trường hợp này, bạn nên lên liếp cao và làm nhiều rãnh thoát nước, còn chậu thì nên được kê lên cao.
Cây mai bị vàng lá do ngộ độc phân thuốc
Sau giai đoạn Tết, cây mai sẽ dễ bị ngộ độc do dư lượng thuốc hóa học mà người trồng mai dùng quá nhiều thuốc kích thích ra hoa, dẫn đến cây mai bị ngộ độc.
Bạn giải độc cho cây bằng cách tưới ngập nước cả chậu. Tiến hành xả trôi 1 - 2 lần để nước hòa tan bớt lượng phân dư thừa và chảy ra ngoài. Sau đó bạn xới tơi đất rồi bón phân trùn quế để cây ổn định và phát triển hệ rễ một cách tự nhiên.
Cây mai bị cháy lá
Bệnh thường phát sinh vào đầu và giữa mùa mưa, khi có nắng mưa xen kẽ. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá, bắt đầu từ chóp và mép lá, tạo thành vệt nâu, sau đó lan thành mảng lớn màu nâu xám, rõ rệt so với phần lá xanh. Mảng bệnh có thể chiếm trên 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Lá bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng, chủ yếu là lá già.
Để phòng ngừa bệnh cháy lá trên cây mai, bạn cần bón phân đầy đủ và cân đối, nên sử dụng các dòng phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân gà,…
Khi phát hiện bệnh cháy lá, bạn cần lặt bỏ, thu dọn các lá bệnh rụng dưới gốc và tiêu hủy, đốt đi. Sau đó tiến hành phun thuốc trị bệnh như COC 85, Anvil 5SC, Norshield 86.2 WG,... để ngăn chặn kịp thời không cho bệnh phát triển.
Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng
Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện và phát triển mạnh vào đầu và giữa mùa mưa, lây lan nhanh nếu không chữa trị kịp thời. Bệnh chủ yếu gây hại trên lá, đôi khi trên cành non. Ban đầu, lá xuất hiện đốm nâu sẫm, giống rỉ sắt, sau lan rộng và hình thành đốm nâu có quầng vàng.
Khi nặng, đốm rỉ sắt phủ kín cả mặt trên và dưới lá, làm lá vàng và rụng sớm, ảnh hưởng đến quang hợp, khiến cây kém phát triển, ra hoa ít, tán cây thưa thớt. Bệnh trên cành non làm cành yếu, teo tóp, chồi phát triển kém, có thể héo khô.
Cách phòng trừ: Cần tạo thông thoáng vườn, đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa, và kiểm tra vườn thường xuyên để xử lý kịp thời.
Khi phát hiện bệnh, bạn nhanh chóng tỉa bỏ các cành lá bệnh tập trung tiêu huỷ, sử dụng thuốc Anvil 5SC, Bayfidan 250EC, Carbendazim 500SC... Phun ướt đều lên lá và thân cây.
Cây mai bị ảnh hưởng của bệnh rỉ sắt đến sự phát triển của cây mai
Bệnh đốm tảo trên cây mai
Bệnh đốm tảo hay đốm rong do một loại tảo gây ra, thường hại trên lá. Triệu chứng đầu tiên là những đốm tròn 3mm - 5mm, nhô lên bề mặt lá, có màu xanh xám hoặc đỏ nâu. Vết bệnh cũ dần chuyển sang xám nâu. Khi điều kiện thích hợp, vết bệnh lan rộng nhanh và có thể che phủ toàn bộ mặt lá.
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, trên lá trưởng thành và ở vườn mai trồng dày, thiếu thông thoáng.
Cách phòng trừ: Để phòng bệnh, cần cắt tỉa, tạo thông thoáng và tăng khả năng quang hợp cho cây. Khi phát hiện, dùng thuốc gốc đồng như COC 85, Bordo Cop Super 25WP để phun lá.
Nếu bệnh trên thân, cành, quét thuốc gốc đồng lên thân, cành. Để phòng ngừa cho cây mai thường xuyên bị bệnh, có thể dùng vôi quét lên thân vào đầu và cuối mùa mưa.
Bệnh đốm đồng tiền/Địa y
Đốm bệnh địa y do rêu và nấm gây ra, phát triển trên thân cây mai lâu năm, nơi vỏ cây đã chết. Bệnh bắt đầu từ phần thân sát gốc, sau đó lan lên các nhánh. Cây có tán lá rậm rạp, ẩm thấp là môi trường lý tưởng cho bệnh.
Vết bệnh nhỏ 2 – 3 mm, sau lớn dần thành 3 – 5 cm, màu xám trắng hoặc xám xanh, có thể liên kết thành mảng lớn, khiến lớp vỏ cây dày lên, xốp như lớp nhung.
Cách phòng trừ: Trồng cây thông thoáng, tránh ngập nước mùa mưa, đảm bảo ánh sáng chiếu vào gốc. Định kỳ phun thuốc gốc đồng như Bordeaux, CoC 85, Funguran 2 – 3 lần/năm. Nếu gốc mai đã bị bệnh, quét thuốc Norshield 86.2 WG (3 g/lít nước) 3 – 5 đợt, cách nhau 7 – 10 ngày.
Bệnh đốm đồng tiền trên thân mai
Một số loài sâu hại trên mai vàng
Bọ trĩ
Bọ trĩ (bù lạch) là sâu hại phổ biến trên cây mai vàng, có kích thước nhỏ (1-2 mm), trưởng thành màu vàng đậm hoặc nâu đen, ấu trùng màu trắng vàng.
Bọ trĩ chích hút dinh dưỡng trên lá non, khiến lá biến màu, cong queo và đọt non sần sùi, cứng. Khi hại nặng, lá vàng và rụng sớm, làm cây phát triển kém.
Cách phòng trừ: Phun mạnh nước lên tán cây khi thấy bọ trĩ. Khi mật số cao, dùng Dầu khoáng SK EnSpray 99 hoặc thuốc trừ bọ trĩ Yamida phun kỹ mặt dưới lá. Sử dụng thuốc luân phiên để tránh kháng thuốc.
Bọ trĩ - Sâu hại phổ biến trên cây mai vàng
Nhện đỏ
Nhện đỏ là sâu hại thường gặp trên mai vàng, rất khó phát hiện do kích thước nhỏ (0.3-0.4 mm). Nhện đỏ gây hại bằng cách cạo lớp biểu bì và chích hút dịch trên lá, làm lá non xoắn, gân nổi, lá vàng bạc và rụng, khiến cây còi cọc và phát triển kém.
Cách phòng trừ: Tạo thông thoáng vườn, cắt tỉa cành và tránh trồng chậu quá khít. Vào mùa nắng, tưới nước thường xuyên để tăng độ ẩm. Bón phân cân đối để ra đọt non đồng loạt. Khi cây ra đọt non, phun thuốc trừ sâu rầy nhện đỏ Pesieu, Ortus 5sc,.....kết hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả.
Lá mai bị hại nặng bởi nhện đỏ
Rệp sáp
Rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen xuất hiện.
Cách phòng trừ: Dùng tay giết rệp. khi cần thiết thì phun các loại thuốc trừ rệp sáp Confidor, Movento,....
Sâu ăn lá
Sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đến phân nửa, đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá.
Cách phòng trừ: Dùng tay bắt giết khi phát hiện thấy tổ sâu ở những đọt non.
Nếu mật số sâu cao, có thể dùng một trong những loại thuốc sau: thuốc trừ sâu sinh học Tasieu, Reasgant hoặc một số thuốc gốc cúc tổng hợp như thuốc trừ sâu Vibam trị sâu đục thân, Sec Saigon, Sumi-Alpha…
Lá mai bị sâu ăn phá hủy, ảnh hưởng đến sinh trưởng
Những sâu bệnh hại trên cây mai vàng, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và vẻ đẹp của cây. Để bảo vệ cây mai, việc tạo điều kiện thông thoáng, tưới nước đúng cách và sử dụng thuốc chuyên dụng là rất quan trọng.
Các sản phẩm từ Nông Nghiệp Phố không chỉ giúp bảo vệ cây khỏi sâu bệnh mà còn hỗ trợ cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa nở rực rỡ!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://nongnghieppho.vn/
Hotline: 086 5399 086
Zalo: https://zalo.me/