DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách xử lý mùn dừa để trồng cây? Cách phân biệt mùn dừa đã qua xử lý với mùn dừa chưa qua xử lý?

Nông Nghiệp Phố
Th 3 19/01/2021
Nội dung bài viết

Trong mụn dừa chưa qua xử lý có chứa chất chát Tanin và Lignin làm ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của bộ rễ cây trồng, vì vậy trước khi trồng cây bằng giá thể mụn dừa bạn cần chú ý xử lý thật kỹ.

 

Tanin là chất chát có khả năng tan được trong môi trường nước nhưng Lignin lại chỉ có thể hòa tan trong môi trường kiềm. Do vậy khi xử lý mụn dừa cần phải kết hợp xử lý ngâm xả với nước sạch và vôi.

Xử lý Tanin: bạn tiến hàng ngâm mụn dừa với nước sạch trong vòng 2 -3 ngày xả 1 lần, để đảm bảo Tanin được loại bỏ hết tốt nhất bạn nên thực hiện lặp lại 3 lần.

 

Xử lý Lignin: xử lý với vôi, bạn tiến hành pha nước vôi với liều lượng 1kg vôi với 50 lít nước rồi tiếp tục ngâm phần mụn dừa đã được xử lý Tanin trong vòng 5 – 7 ngày. Sau đó xả lại với nước thật kỹ bằng cách ngâm với nước sạch trong vòng 1 ngày rồi xả và lặp lại liên tục ít nhất 3 lần.

 

Sau khi mụn dừa đã được xử lý chất chat Tanin và Lignin sẽ có màu nâu đỏ trong khi mụn dừa chưa qua xử lý lại có màu vàng nhạt. Đồng thời mụn dừa đã qua xử lý sẽ có khả năng hút nước tốt hơn do đã trãi qua quá trình ngâm xả. Ngoài ra còn có một cách nhận biết mụn dừa đã qua xử lý nữa là mang đi ngâm nước, nếu nước ngâm không có màu vàng đỏ như rỉ sét có nghĩa là mụn dừa đã được xử lý an toàn.

Ngoài việc xử lý chất chát có trong mụn dừ thì công đoạn xử lý nấm bệnh cũng quan trọng không kém. Để đảm bảo mụn dừa sạch mầm bệnh, cần tiến hành thêm bước ngâm ủ với Trichoderma. Để ủ khoảng 1 tấn mụn dừa bạn cần 2 – 3 kg chế phẩm trichoderma Điền Trang loại 1kg, trộn đều với giá thể mụn dừa rồi đánh đống phủ bạt ủ. Sau khoảng 3 ngày bạn mở đống ủ và đảo đều, sau đó tiếp tục phủ bạt ủ tiếp. Quá trình ủ được thực hiện trong vòng 7 – 10 ngày là có thể mang đi trồng cây một cách an toàn.

 

Nội dung bài viết