DANH MỤC SẢN PHẨM

Tần dày lá, cách trồng và công dụng

0
Th 2 02/04/2018
Nội dung bài viết

Hướng dẫn trồng Tần dày lá tại nhà và một số bài thuốc chữa bệnh.

 

rau tần dày lá, húng chanh

Rau tần dày lá

 

Rau Tần dày lá hay còn được gọi là rau Húng Chanh, rau thơm, rau thơm lông.

 

Tần dày lá có vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm vào phế, giỏi giải cảm, khu phong tà, trục hàn, có tính sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc… Nên rất hiệu nghiệm để chữa trị một số bệnh: cảm cúm, ho suyễn, lạnh phổi, viêm họng, trùng độc cắn, hôi miệng.

 

Về bản chất tần dày lá là cây thuộc họ thân thảo, khi trưởng thành cao chừng 20 đến 50 cm. Lá dày, cứng, giòn quanh mép lá có khía răng tròn và thường mọc đối xứng nhau.  Toàn thân cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như chanh.

 

Cách trồng

Cây con: Tần dày lá có thể trồng bằng cây con hoặc cành đều được. Lưu ý, nên chọn cây thân to tròn, lá xanh tốt đều nhau, không sâu bệnh. Nếu là cành thì không nên chọn cành non quá hoặc già quá cây sẽ không phát triển được.

 

Chậu/ thùng xốp: Bạn chuẩn bị chậu kiểng, thùng xốp hay khoảng đất trống thì càng tốt, nhưng phải đảm bảo thoát nước tốt vì cây không chịu ngập úng.

 

Ánh sáng: Nơi trồng phải là nơi có ánh nắng tới 4 – 5 tiếng trong một ngày do đặc tính cây ưa nắng.

 

Đất và phân bón:

Về phần đất và phân ta nên mua đất sạch tơi xốp, kết hợp với NPK và phân trùn quế.

 

Trước hết, ta đổ đất ra trộn với phân trùn quế tỷ lệ 3 phân trùn quế/ 7 đất. Sau đó, trồng cây con hoặc giâm cành, nén đất quanh gốc cho chặt, tưới nước đủ ẩm hai lần một ngày.

 

Sau mười ngày, cây bén rễ cứng cáp, bạn có thể bón thúc NPK. Hoà tan NPK trong nước rồi tưới hoặc rải ½ muỗng cà phê NKP đều trên bề mặt đất. Không rải phân dính và kẹt trong mép lá sẽ gây thối lá.

 

Tuy nhiên để có lượng rau tần an toàn bạn nên bón thúc bằng phân trùn quế, bón khoảng 1 – 2 kg/lần/khay xốp.

 

Lưu ý: Nếu sử dụng NPK thì thời gian thu hoạch lá phải cách xa 15 ngày. Nhưng nếu dùng nguyên phân trùn quế thì không cần phải cách ly.

 

Thu hoạch: Tần dày lá chỉ khoảng sau 1 tháng trồng la ta có thể thu hoach được rồi. Ngắt lá hoặc có thể ngắt cả đoạn non trên ngọn để sử dụng. Sau đây là một số công dụng của Tần dày lá mời mọi người tham khảo.

 

rau tần dày lá, húng chanh

Rau tần dày lá

Công dụng của rau Tần dày lá
 

Chữa “ Viêm Họng”: Ngày 5 – 6 lần, mỗi lần dùng 2 lá rau Tần tươi , rửa sạch, chấm muối, nhai trong miệng, nuốt nước hoặc có thể nuốt cả bã. Đối với trẻ em thì giã nhỏ vắt nước thêm chút muối, đường hoặc mật ong hấp cách thuỷ cho uống.

 

Chữa chứng “Viêm Loét Niêm Mạc Miệng và Lưỡi”: Dùng 12gr rau Tần tươi + 20gr rau mùi thơm ngâm nưới muối nhai nuốt nước.

 

Chữa chứng “Hôi Mệng”: Dùng một nắm lá rau Tần khô sắc đặc. Thường xuyên ngậm và súc miệng trong ngày, sau đó nhổ bỏ nước đi, làm vài lần trong ngày.

 

Chữa chứng “Cảm Cúm”: Ngày dùng 10 – 15 gr lá rau Tần khô đổ 3 bát nước. Sắc còn một bát, chia làm 3 lần uống. Cũng có thể thêm vài lát gừng tươi khi sắc. Để mau khỏi, trước khi uống lần đầu (trong 3 lần uống), bạn nên dùng một nắm lá Tần tươi, một nắm lá Bạc Hà, nấu nửa nồi nước , trùm chăn kín xông cho đổ mồ hôi.

 

Chữa chứng “Ho Lạnh Do Phổi”: Ngày dùng từ 15 – 30 gr lá rau Tần tươi, rửa sạch sắc với nửa siêu nước, còn 1 bát chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, uống nóng.

 

Chữa chứng “Ho Suyễn”: Dùng 12 gr lá rau Tần tươi + 10 gr lá Tía Tô tươi + vài lát Gừng tươi. Tất cả rửa sạch, sắc với nửa siêu nước, còn 1 bát (ăn cơm) chia làm 3 lần uống trong ngày. Khi dùng thuốc này cữ ăn đồ chiên  xào, sống lạnh và hải sản.

 

Chữa “Trùng Độc, Sâu Độc Cắn”: Khi bị ong đốt, rết  và bò cạp hoặc đụng nhầm sau róm, dùng lá rau Tần, rửa sạch hoặc giã nát đắp lên chỗ đau.

 

Chữa chứng “Dị Ứng Da”: Dùng 15 gr  rau Tần khô sắc lấy 1 bát nước chia làm 3 lần uống . Ngoài lấy 1 nắm lá Tần tươi, rửa sạch, giã nát, trộn thêm vài hạt muối, xát hoặc đắp lên chỗ mẩn sưng.

 

Tần dày lá rất dễ trồng và dễ sử dụng, chúc các mẹ có thêm kiến thức để phục vụ đời sống.

Nội dung bài viết