DANH MỤC SẢN PHẨM

Cây Sâm đất và những bài thuốc đơn giản chữa bệnh.

Th 2 02/04/2018
Nội dung bài viết

Sâm đất vừa là rau vừa là thuốc.

 Nói đến cây Sâm đất thì chắc hẳn nhiều người sinh ra và lớn lên từ miền quê Việt Nam ai cũng biết.  Trước kia, khi rau chưa bị nhiễm thuốc độc hại như bây giờ thì Sâm đất là loài mọc hoang, không ai trồng.  Nhưng bây giờ, nhiều người ở đô thị đã biết trồng rau Sâm đất như một loại rau chính trong vườn nhà mình để làm rau sạch. Phần vì rau Sâm đất rất dễ trồng, lại chế biến được nhiều món. Chẳng hạn như nấu canh tôm đồng, canh thịt nạc, luộc chấm mắm hay xào tỏi ăn ngon rất giống rau rừng. Ngay cả rễ của Sâm đất cũng dùng để nấu canh sườn hay xé trộn gỏi rất ngon.  Ngoài ra, nó còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

      Sâm đất có hoa màu phớt hồng.

Sâm đất là thân thảo, mọc thẳng đứng, thân nhẵn , phân nhánh nhiều ở dưới. Lá hình trái xoan thuôn nhỏ và dày, nhẵn bóng đều hai mặt, ở mép lượn sóng  và luôn mọc so le.  Hoa nhỏ li ti màu phớt hồng rất đẹp nên có nơi người ta trồng trong chậu làm cảnh.

Sâm đất là loài cây rất dễ trồng,  có thể thu hái quanh năm bằng cách cắt cành cho nó đâm nhánh mới. Nơi đất ẩm nhưng nhiều ánh nắng là nơi thích hợp nhất đối với loài cây này.

       Sâm đất trồng trong chậu làm cảnh.

Sâm đất vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng làm giảm ho, hen suyễn, long đờm, lợi tiểu, nhuận tràng. Trong dân gian, người ta thường sử dụng cây, củ sâm đất để để ngâm rượu hoặc chế biến những món ăn giúp cơ thể được thanh nhiệt, tiêu độc, giải độc nhanh chóng. Với trường hợp ăn uống khó tiêu, có thể sử dụng sâm đất giúp giảm đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt.

 Sâm đất còn dùng để trị liệu một số bệnh như trong chứng viêm khớp, vì nó có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả.

Với rễ củ đã phơi khô có thể nấu nước uống để giải khát,  làm thuốc bổ hoặc dùng trong trường hợp nam giới bất lực.

Thời gian gần đây người ta còn dùng hoa Sâm đất kết hợp một số vị thảo dược khác để làm trà giảm cân.

Sau đây là một số bài thuốc từ thân, rễ, lá của rau Sâm đất.

Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm thận, giải độc gan:   Dùng củ sâm đất khô tán thành bột, liều lương 10 gr pha trong 1 lít nước rồi uống hàng ngày. Với thân đã phơi khô, dùng 10 – 25 gr cho một lít nước đun sôi uống trong ngày.  Nếu pha bột củ Sâm đất với rượu thì dùng 2 – 5 gr bột mỗi ngày. Dùng liên tục 1 tuần liền.

Chữa chứng bệnh chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi:      Thân phơi khô 8 gr, rễ phơi khô 8 gr sắc với 250ml nước uống trong ngày. Uống liên tục 1 tuần, sẽ cho kết quả tốt.

Giải nhiệt mùa nắng nóng:    Rế cây Sâm đất 6 gr, đổ 200ml nước sắc còn 50 ml, uống  hàng ngày.

Dùng để bồi bổ cho cơ thể suy nhược, ra nhiều mồ hôi, đái dầm, phụ nữ khi sinh thiếu sữa:     Dùng : 30 – 35g dạng thuốc sắc uống trong ngày. Làm liên tục 1 tuần hoặc 10 ngày.

 Ho do viêm phổi, kinh nguyệt không đều: Dùng mỗi lần 40 – 80 g củ, sắc uống trong ngày, làm nhiều ngày.


     Rễ sâm đất chữa nhiều bệnh

Chữa tiểu đường: Sâm đất khô 25 gr hoặc tươi 75 gr sắc với 1 lít nước uống mỗi ngày. Uống liên tục một tháng sẽ ổn định đường huyết.

Chữa cao huyết áp: Hoa sâm đất tươi hoặc khô  12 gr, sắc với lượng nước vừa phải, uống hàng ngày có tác dụng điều hòa huyết áp và hạn chế tình trạng huyết áp tăng đột ngột.

Chữa bệnh viêm khớp: Người ta kết hợp với một vài vị thuốc trong đông y để ngâm rượu uống trị viêm khớp.

Chữa ngứa, ghẻ lở hoặc mụn nhọt: Dùng lá và thân cây nấu nước cho chút muối để nguội, dùng nước đó tắm cho người bị ghẻ ngứa. Nếu bị mụn nhọt, giã lá tươi đắp lên chỗ bị nhọt để giảm sưng đau.

Với những công dụng bất ngờ như trên, chị em cũng nên trồng cho mình vài chậu Sâm đất để sử dụng khi cần thiết. Vừa là đổi món ăn khi ngán rau thông thường vừa là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc chữa bệnh đơn giản tại nhà.

Nông nghiệp phố xin chia sẻ cách trồng cây sâm đất nhé.

Sâm đất có thể trồng bằng hạt, bằng thân hay rễ.

Nhưng đơn giản nhất vẫn là trồng bằng thân.  Cắt cành chừng 10 đến 20 cm, loại bánh tẻ để cành nhanh bén rễ và không bị úng thúi.

 Phân trùn quế SFARM

Chuẩn bị chậu sành hoặc thùng xốp, đất sạch và phân trùn quế.

Trộn đất với phân theo tỷ lệ 7 đất 3 phân. Làm ẩm đất đã trộn bằng cách tưới nước vừa đủ, sau đó tiến hành giâm cành xuống, ém chặt đất.

Để chậu nơi râm mát và tưới nước ngày 2 lần cho đến khi cành bén rễ tươi lại mới đem ra chỗ nắng để chăm sóc.

Như vậy, bạn đã có một chậu Sâm đất ngay tại nhà dùng khi cần thiết mà không phải tìm kiếm đâu xa.

Chúc mọi người nhiều niềm vui

Nội dung bài viết