DANH MỤC SẢN PHẨM

Các Phương Pháp Nhân Giống Cây Cảnh, Hoa Cây Cảnh

0
Th 2 02/04/2018
Nội dung bài viết

Cùng Nông Nghiệp Phố tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây cảnh nhé!

Có mấy phương pháp nhân giống vô tính trong trồng cây cảnh?

Có một số loài cây do hạn chế bởi một số điều kiện không thể gieo hạt được mà chỉ có thể áp dụng phương pháp nhân giống vô tính. Ví dụ một số loài hoa do nhị và nhụy thoái hóa không thể ra quả, một số loài cây tuy nở hoa nhưng điều kiện khu vực, hạt không thể thành thục, dùng biện pháp gieo hạt phải chờ thời gian quá lâu, không thể đạt được yêu cầu mọc nhanh; một số loài hoa quý khi gieo hạt có thể làm thoái hóa chất lượng. Lúc đó phải dùng phương pháp nhân giống vô tính để làm tăng số lượng cây hoa.

Nhân giống vô tính có 5 phương pháp: tách cây, chiết cành, giâm cành, tiếp ghép và nuôi cấy mô. Phần này chỉ trình bày 4 phương pháp đầu.
 

 

1. Phương pháp tách cây
 

Phương pháp này đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và mọc nhanh. Phương pháp này thích hợp với các loài cây bụi và cây có rễ chùm. Nghề nuôi trồng hoa gia đình thường dùng cách này. Thời gian tách cây theo loài hoa: hoa nở mùa xuân tách vào mùa thu (tháng 10-11), hoa nở vào mùa thu tách cây vào mùa xuân (tháng 3-4). Có hai phương pháp tách cây: (1) đào cây lên, bỏ rễ, để lộ rễ, cắt rời các bộ phận rễ cây con từ cây mẹ, làm như vậy không ảnh hưởng đến cây mẹ, bảo vệ được sự hoàn chỉnh của bộ rễ. (2) Không đào hết cây mẹ lên mà chỉ đào bên cạnh rồi cắt lấy cây con đem trồng.

2. Phương pháp chiết cành 


Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất bùn bao lại lấy cành. Chỗ đắp đất hoặc bao bùn đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Phương pháp này thường dùng cho cây hoa giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỷ lệ sống cao.

Chiết cành thường có mấy phương pháp sau:

(1) Chiết nén một cành:

Chọn một cành sát đất uốn cong vùi vào đất, để ngọn cành lộ ra ngoài đất, chỗ vùi cắt một vết thương, không lâu chỗ vết thương sẽ mọc rễ cây mới.

(2) Chiết nén nhiều cành:

Những cây hoa mọc thành cụm có thể dùng phương pháp chiết nén mô đất. Đầu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành định chiết rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương, sau 20-30 ngày các cành sẽ mọc rễ và thành cây.
 

(3) Chiết nén cành liên tục:

  Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này. Làm thế này ta sẽ có nhiều cây mới cùng một lúc.
 

(4) Chiết cành cao:

  Phương pháp này ta thường gọi là chiết cành. Những cây có cành cứng thô khó nén xuống đất thì ta dùng phương pháp chiết cành. Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, cắt thành vòng vỏ, bọc bùn và rêu bằng túi polyethylene, buộc kín 2 đầu, thường xuyên tưới nước, để giữ ẩm, sau khi ra rễ cắt tách cây ra trồng. Cây ngọc lan, cây trà, đỗ quyên ta thường dùng cách này. Thời gian chiết cành thường vào mùa xuân, khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy, những cây hoa thường xanh thì chiết vào các tháng có mưa phùn.
 

3. Phương pháp giâm hom

Phương pháp giâm hom có: giâm cành, giâm lá, giâm chồi và giâm rễ. Trong đó giâm cành tốc độ sinh sản nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn cả.

a. Giâm lá

  Ví dụ giâm lá thu hải đường: chọn lá, cắt vát gân lá, cắm cuống lá vào đất ẩm phần cắt phủ cát lên, hai bên lá đặt hai tấm kính làm cho lá dính vào cát, sau một thời gian bỏ kính ra. Cách cắm lá thường dùng cho cây thu hải đường lá có khả năng tái sinh. Một số loài cây cuống và gân lá mọc ra rễ bất định, cần phải chọn gốc có lá có một chồi để cắm mới thành cây mới, nên người ta gọi là giâm chồi lá.

b. Giâm cành

- Đất chậu để giâm cành thường là đất cát. Giâm cành phải chọn cành khỏe của năm hiện tại, lấy phần ngọn cành hoặc phần giữa để làm cành giâm. Cành giâm của cây thân cỏ có độ dài là 12-14cm, cây thân gỗ có độ dài 10-20cm là vừa.

- Độ sâu cắm vào đất là ½-1/3 cành. Lúc cắm cắt hai đầu cành cắm, ở giữa để lại 3-4 chồi, chồi đoạn cuối là rễ mọc. Dâm bụt, nguyệt quế, trúc tiết, hải đường đều có thể giâm cành.

  c. Giâm rễ

- Ta thường chọn những rễ dài 6-9cm, độ lớn trung bình gần với thân cây để cắm. Lúc cắm xuống đất cần chú ý: đầu nhỏ cắm xuống dưới, đầu lớn lên trên, chờ khi đoạn rễ mọc rễ mới, thêm một ít đất. Những cây hoa để cắm rễ có: tường vi, dây tím…

- Thời gian giâm rễ: hàng năm tiến hành 2 lần. Lần đầu vào tháng 2- 4, lần hai vào tháng 10. Một số loài có thể tiến hành cắm rễ quanh năm. Sau khi cắm giâm cành rễ cần tưới nước, mỗi ngày tưới một lần. Một số loài cây cảnh 1 năm dễ bị gãy thì nên cắm ướt, khi gặp mưa cần phải che nilon, hoặc có vườn ươm cắm giâm cành.

 

 

4. Phương pháp ghép cành

Phương pháp ghép cành là lấy mô từ một phần cây (cành hoặc chồi, gọi là cành ghép) nối ghép vào một cây khác (gọi là gốc ghép). Cành ghép phải chọn ở cây tốt. Gốc ghép thường là cây mọc dại hoặc cây mọc từ hạt. Bộ rễ của chúng phát triển, sinh trưởng khỏe để sau khi tiếp ghép cây sinh trưởng mạnh….

Có 4 phương pháp ghép: ghép cành, ghép bằng, ghép chồi, ghép dựa.

(1) Ghép cành

- Nói chung ghép cành được tiến hành vào mùa xuân, có hai cách ghép: Ghép nêm và ghép cắt.

- Ghép nêm thích hợp với gốc ghép to. Cách ghép như sau: bổ đôi phía trên gốc ghép sâu khoảng 3cm, cắt cành ghép nghiêng hai bênh vừa với mặt cắt gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi.

- Ghép cắt thích hơp với gốc ghép có thân 1-2cm. Cách làm như sau: chọn cành sinh trưởng tốt, cắt đoạn nhỏ dài 6cm, mỗi một đoạn có 3 chồi, lấy vải ướt bọc lại. Lúc ghép cắt một mặt nghiêng dài 2cm, mặt kia cắt một mặt nghiêng nhỏ; trên gốc ghép cắt một đoạn cách mặt đất 5cm, bổ dọc gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi.

(2) Ghép bằng: 

Ghép bằng là cắt gốc cành ghép và đỉnh gốc ghép thành mặt nhẵn, nối ghép với nhau rồi dùng dây buộc cố định lại. Mặt cắt của gốc ghép và cành ghép phải bằng nhau.

(3) Ghép chồi:

Ghép chồi thường dùng cách ghép chữ T, trước hết chọn cành 1 năm mập khỏe, bỏ hết lá, và cắt ngang phía trên chồi bên, làm cho chồi thành hình thuẫn. Sau đó bổ cây ghép ở chỗ cách mặt đất 5-6cm, phía hướng âm thành hình chữ T, lấy dao tách vỏ rồi gắn chồi ghép vào và dùng dây buộc chặt, để lộ cuống và chồi. Việc này nên tiến hành vào đầu cuối hè, đầu thu.

(4) Ghép dựa:

Ghép dựa thường dùng cho cây ngọc lan, khó sinh sản. Do cành ghép không cắt rời cây mẹ và cây mẹ vẫn cung cấp dinh dưỡng và nước cho cành ghép, nên cây dễ sống. Lúc ghép trước hết đưa gốc ghép vào chậu, dựa một bên vào cây mẹ, sau đó cắt thành bên cây mẹ và thân gốc ghép dài khoảng 4cm, sâu đến tầng gỗ làm cho tầng li be của hai bên dính liền nhau và buộc chặt bằng dây polyethylene, chờ sau khi dính liền thì cắt phần dưới cành ghép, đồng thời cắt phía trên gốc ghép là ta được một cây mới. Ngoài ra còn có cách ghép lưỡi, ghép gốc rễ, ghép cành cắm xuống đất.

 
(Nguồn: 
Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh. Tập 1, Những kiến thức cơ bản về nuôi trồng hoa và cây cảnh / Jiang Qing Hai, GS.Trần Văn Mão . – Tái bản lần 2. – H : Nông nghiệp, 2004. – 115tr : Minh hoạ ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20082064, VB20082065)


Việc nhân giống cây cảnh – hoa cây cảnh để trồng là một thú tiêu khiển được nhiều người say mê. Bạn có thể nhân giống bằng hạt giống, củ giống hoặc dung các phương pháp nhân giống vô tính. Streptocarpus có thể dễ dàng được nhân giống bằng hạt, nhưng điều đó không đảm bảo sẻ có đước những bông hoa đẹp giống như cây hoa cảnh mẹ. 

Vì thế, nhân giống vô tính là cách tốt nhất đẻ đảm bảo cây cảnh con sẽ giữ được những phẩm chất tốt đẹp của cây mẹ. Nhiều loại hoa cây cảnh có thể được trồng bằng hạt, nhưng nếu có thể nhân giống được bằng cành, rễ hoặc lá cây sẽ đảm bảo cho ra những cây mới có tính chất không khác với cây cảnh mẹ, trong khi cây tròng từ hạt thường bị thay đổi và không giữ được những phẩm chất tốt. Việc mua cây trồng đã ươn sẵn có thể tiết kiêm cho bạn nhiều thời gian và công sức,nhưng có thể nếu bạn tự ươm lấy cây giống thì chi phí về tiền bạc sẽ giảm rất nhiều. 

Bên cạnh đó, bạn còn có được niềm vui trong công việc chăm sóc cây con. Điều này chắc chắn sẽ tạo cho ban rất nhiều hứng thú khi được quan sát cây phát triển qua từng giai đoạn. Có nhiều cách để nhân giống từ một cây hoa mẹ. Có những lọa cây cho phép ươm cây con từ đoạn cành cắt ra từ cây mẹ. Một số khác được ươm từ rễ, và mọt số có thể sinh sản cây con từ các lá già. Một số được ươm từ lá cây nguyên vẹn, trong khi một só khác cho phép cắt lá thàng nhiều phần để ươm ra cây hoa cảnh con. Và cuối cùng, một số loại cây dạng bụi có thể được tách ra thành nhiều cây, hoặc có cây non sinh từ cây mẹ để có thể tách ra trồng.

 

NHÂN GIỐNG CÂY CẢNH – HOA CÂY CẢNH BẰNG HẠT

 

 
 

Tốt nhất là ươm hạt giống trong một cái khay để có thể mang đặt ở nơi có nhiệt độ tương đối ấm áp và ổn định, có ánh sáng tốt nhưng không bị nắng chiếu trực tiếp. Nếu ươm hạt trực tiếp vào chậu trồng sẽ chiếm chỗ rất nhiều, trong khi một khay ươm chỉ cần một diện tích nhỏ mà thôi. Chọn kích thước khay vừa cân đối với lượng hạt giống cần ươm và làm sạch khay trước khi bắt đầu việc ươm hạt. Mỗi khay ươm chỉ dành riêng cho một loại hạt giống, vì các loại hạt khác nhau có thời gian phát triền khác nhau.

Kiểm tra mỗi ngày để đảm bảo đất trong khay không quá khô cũng không quá ướt. Đặt khay ở nơi không có ánh nắng trực tiếp và có nhiệt độ thấp, tốt nhất là trong khoảng từ 16 đến 21 độ C. Thường thì nên giữ khay trong chỗ tối cho đến khi các mầm non bắt đầu nhú lên. Ngay khi ấy, chuyển khay đến một nơi thoáng khí và có ánh sáng nhẹ nhưng tránh nắng nóng trực tiếp. Khi cây hoa cảnh lớn dần, cho tiếp xúc với ánh sáng ngày càng nhiều hơn.

a. Làm sạch khay trước khi dùng. Nếu là loại khay đất nung, cần được ngâm trong nước 24 giờ.

Trải một lớp sỏi nhỏ hoặc than vụn ở đáy khay để thoát nước, rồi cho đất tơi xốp trộn với phân bón ở nồng độ vừa phải vào khay. Cẩn thận cho đất vào các góc và cạnh khay.

b. Sau khi cho đất gần đầy khay, dùng một miếng gỗ để gạt cho bằng mặt.

Dùng tay ém nhẹ khắp mặt khay để đất hơi chặt xuống. Mặt đất nên được giữ cách mép trên cùng của khay chừng khoảng 2 cm.

c. Gấp đôi một tờ giấy để làm dụng cụ gieo hạt đơn giản.

Cho hạt giống vào tờ giấy và dùng ngón tay gõ nhẹ để hạt giống chầm chậm rơi đều xuống. Di chuyển đều để hạt giống được rải đều khắp mặt khay. Không rải hạt giống quá gần các cạnh khay vì đất ở đó có khuynh hướng mau khô, không đủ độ ẩm.

d. Sau khi gieo hạt xong, phủ một lớp đất mịn lên trên cùng bằng cách sử dụng một cái rây có lỗ nhỏ.

Hạt giống càng lớn thì đất phủ càng dày và ngược lại. Nếu hạt giống rất nhỏ thì chỉ cần một lớp đất phủ thật mỏng.

e. Tưới nước cho khay giống bằng cách ngâm nó vào một khay lớn hơn chứa đầy nước để nước thấm ngược từ dưới lên qia các lỗ thoát nước.

Khi thấy nước đã thấm đều lên lớp đất trên mặt khay, mang khay đặt ở nơi mà lượng nước thừa có thể thoát ra hết. Sau đó đậy khay lại và mang đặt vào nơi thích hợp. Chờ cho đến khi các mầm non nhú lên.

f. Nếu là loại khay không có nắp đậy, có thể bao phủ lại bằng một tấm nhựa dẻo nhưng phải đảm bảo nó không chạm vào lớp đất mặt của khay.

Mở tấm nhựa ra mỗi ngày và lau sạch nước đọng trước khi đậy lại.

g. Ngay khi cây hoa non mọc hai lá mầm đầu tiên, chuyển sang một khay ươm khác lớn hơn. 

Dùng một dụng cụ nhỏ hay mũi dao để lấy cây con ra khỏi khay. Đừng chạm vào bộ rễ non nớt mà chỉ nắm nhẹ các lá mầm để di chuyển cây

h. Chuẩn bị đất tơi xốp trộn với phân bón cho vào đáy khay mới.

Dùng một que nhỏ để xoi những lỗ nhỏ đều đặn trên mặt khay, cách nhau khoảng 4-5 cm. Lần lượt cho cây con vào lỗ, chỉ để cho lá mầm vừa nhô lên khỏi mặt đất trồng. Sau đó tưới nước cho khay bằng cách ngâm vào nước. Sau đó đặt ở nơi râm mát. Các lá cây thật sẽ tiếp tục mọc lên sau đó. Trồng cây vào chậu khi đã đủ độ lớn.


Trang TMĐT chuyên về hạt giống, phân bón, đất sạch, dụng cụ trồng cây, …

Giao hàng tại nhà toàn tp HCM

Phân trùn quế SFARM viên nén tan chậm dành cho Lan

39,000₫
Giảm 3% đơn từ 249K. Chỉ áp dụng khi đặt tại Website

Nội dung bài viết